Đây chính là câu hỏi được khá nhiều người dân quan tâm trong thời gian gần đây, để biết chi tiết mời bạn độc tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Xe chính chủ là gì?
Xe chính chủ là người đi xe, phương tiện giao thông đứng tên mình và biển số xe định theo theo số CCCD gắn chip của mình người đó gọi là xe chính chủ.
Xe không chính chủ là gì?
Xe không chính chủ là việc chúng ta sử dụng xe nhưng giấy đăng ký xe không mang tên mình như vậy được gọi là xe không chính chủ. Tuy nhiên, nếu như trong một gia đình đôi khi chúng ta sẽ phải mượn xe của người thân như vợ chồng, hoặc anh em cha mẹ để đi trong trường hợp cần thiết. Như vậy khi đi ra đường có bị phạt vì lỗi đi xe không chính chủ hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Đi xe không chính chủ có bị phạt không?
Liên quan đến việc này, thì người dân có thể hiểu như sau theo như Luật Giao thông đường bộ có quy định đối với các phương tiện lưu thông trên đường phải có các loại giấy tờ như Giấy đăng kí xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực (với ô tô), Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, xe phải có biển số…
Luật Giao thông đường bộ hiện hành cũng quy định, người điều khiển phương tiện phải có Giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện đang điều khiển.
Hiện tại, thì không có quy định tài xế điều khiển phương tiện chỉ được đi xe chính chủ tham gia giao thông. Và các đồng chí cảnh sát giao thông cũng sẽ không dừng xe đang di chuyển trên đường để xử phạt lỗi không chính chủ.
Tuy nhiên, xe không chính chủ sẽ bị xử phạt trong 2 trường hợp:
– Khi đi đăng ký, đăng kiểm xe, cơ quan chức năng phát hiện xe đã quá thời hạn chuyển nhượng (quy định sau 30 ngày mua bán chuyển nhượng phải sang tên phương tiện), nếu quá 30 ngày không đăng ký sẽ bị phạt theo lỗi không sang tên đổi chủ.
– Hai là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông cần phải có chính chủ xe đến giải quyết. Nếu xe không chính chủ sẽ bị xử phạt.
Theo Nghị định 100/NĐ-CP, lỗi không chính chủ với xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng với xe cá nhân, từ 800.000 – 1,2 triệu đồng với tổ chức. Với ô tô, mức phạt tương ứng là 2 – 4 triệu đồng với cá nhân và từ 4 – 8 triệu với tổ chức.
Theo các chuyên gia luật khuyến cáo rằng trong trường hợp này cả người sang nhượng xe và người sở hữu xe nên làm đúng quy định pháp luật về sang tên đổi chủ xe để tránh các rắc rối pháp lý phát sinh. Bởi Khi xe bị tạm giữ do vi phạm luật giao thông hoặc gây tai nạn giao thông, thậm chí là các vấn đề pháp lý hình sự như xe liên quan đến trộm cắp, cướp giật, án mạng, cơ quan công an sẽ truy tìm theo đăng ký xe.
Chủ xe sẽ phải tiếp tục chịu trách nhiệm liên đới về mặt hành chính cũng như hình sự nếu như xe sau khi đã bán, cho, tặng không sang tên chủ mới mà chiếc xe nằm trong diện tranh chấp, khởi tố hoặc điều tra vụ việc liên quan.
Với những xe bị tạm giữ, theo quy định hiện chỉ có chủ xe đứng tên trên giấy tờ mới có quyền lấy lại xe. Sẽ rất rắc rối đối với người sử dụng xe nếu chủ xe ở xa hoặc xe sau mua, bán, cho, tặng mà không thể liên lạc được với chủ xe.