“Con có thể đừng gọi mẹ mãi như thế được không”, người mẹ hét lên trong mưa rồi gục xuống

Tại sao có những bà mẹ trong chốc lát lại gào lên như thể chống lại cả thế giới?

Một ngày mưa rả rích, trên con đường lượt thượt ướt sũng, người mẹ bế đứa con trạc 3-4 tuổi lết thết đi trong cơn mưa.

Một người qua đường chạy vội nghe thấy tiếng đứa trẻ gọi:

“Mẹ”

Người mẹ chợt điên cuồng hét lớn tiếng, át luôn cả tiếng mưa:

“Đừng có gọi mẹ nữa. Sao con cứ gọi mẹ mãi như thế. Gọi mẹ làm gì. Con có thể đừng gọi mẹ mãi như thế có được không? Đừng gọi nữa đi mà!!!”

hình ảnh

Ảnh minh họa

Không chút ngoa điệu, lời cuối cùng người mẹ phát ra đậm chất giọng gầm gừ trong đứt quãng. Nó như tiếng than phát ra từ trong đáy lòng chứ không phải ngôn từ của môi miệng nữa rồi.

Ai có thể hiểu được điều gì đã đi qua tâm trí của người mẹ trong giây phút như nuốt cả thế giới trong hậm hực thế kia?

Chỉ những ai đang nuôi con nhỏ, phải một mình trải qua những cảnh chưa từng, phải khóc trong lòng để cố mạnh mẽ sẽ hiểu được vì sao người mẹ ấy lại ầm ĩ quát tháo con giữa đường như thế.

Ngay khi những lời đó phát ra, tin chắc những nước mắt của mẹ đã được giải phóng để tuôn trào ra ngoài thay vì cứ phập phồng trong lồng ngực chặt nén như bóp nghẹt.

Ngay khi buột miệng thốt ra những lời nặng nề, hẳn trong lòng mẹ đã phải đau đớn biết bao bởi mẹ hoàn toàn ý thức được đã khiến con mình phải sợ hãi và tổn thương mất rồi. Người mẹ ấy có thể đã tự trách bản thân, tự gào thét với chính mình chứ không phải con bởi đã không thể làm tốt những gì mình mong muốn cho con: “Mẹ xin lỗi, mẹ đã hết kiên nhẫn, không còn sức chịu đựng và mẹ đã đánh mất sự dịu dàng của mình khi trả lời những tiếng gọi của con. Và mẹ muốn cảm ơn con vì đã chịu vất vả với mẹ.”

hình ảnh

Ảnh minh họa

Đó là những khoảnh khắc chẳng mấy ông bố nhìn thấy được để hiểu vợ mình phải trải qua những gì trong giai đoạn nuôi con nhỏ, nhất là khi điều kiện kinh tế, đời sống tinh thần không thể giúp mẹ bù lấp những khó khăn.

Làm một người mẹ thật sự vô cùng áp lực. Gánh nặng lẽ ra chỉ của một người, tưởng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn nhưng nay chỉ dồn lên một mình mẹ và không có gì báo cho mẹ biết thời hạn chấm dứt vai trò làm mẹ.

Sự chịu đựng một mình có thể đẩy người mẹ đến cùng quẫn trong những ý nghĩ tiêu cực, vậy nên chưa bao giờ điều này được khuyến khích.

Nếu mẹ đang rơi vào trạng thái này hãy cố gắng thay đổi mình, bắt đầu từ việc thay đổi suy nghĩ:

1. Đưa ra hướng dẫn rõ ràng và nhờ chồng san sẻ trách nhiệm với công việc khác

Con cái muốn có mẹ chơi cùng, được mẹ cho ăn, tắm rửa nhưng khi đống quần áo chưa giặt, nhà cửa bừa bộn chưa dọn thì mẹ sẽ nổi điên mất thôi. Thế nên, phải hướng dẫn rõ ràng cho chồng việc phải làm, anh ấy cũng có thể làm hết mọi việc như vợ mình và vợ cũng có thể được nghỉ ngơi như chồng đã từng để ít nhất trong trách nhiệm dạy con, người mẹ có thể tái tạo năng lượng để tập trung đối phó với khó khăn.

Tất nhiên, việc ra lệnh cho chồng phải động tay làm việc gì đó không hề đơn giản. Có thể anh ấy chỉ mới vào trận liên minh hoặc nói theo kiểu trì hoãn “để sau đi” nhưng mẹ đừng bỏ qua và nghĩ rằng mình làm cho xong còn khỏe hơn. Nếu thấy khó khăn vì can thiệp có thể gây cãi cọ, hãy chọn thời điểm thích hợp để nói rõ quan điểm của mình. Chịu đựng sẽ sinh ung nhọt và tức nước sẽ làm mẹ vỡ bờ.

2. Cố gắng hiểu lý do vì sao con hay gọi mẹ

Trẻ con thường xuyên gọi mẹ mà không phải là bố, có phải vì các bé cảm thấy không đủ an toàn và muốn chắc chắn rằng có mẹ ở bên? Hay là con đang có gì đó vui và muốn có mẹ cùng vui? Hay con thực sự không thể làm được điều gì đó và chỉ muốn mẹ giúp đỡ?

Không phải vô cớ mà con gọi mẹ nên hãy cố gắng giữ bình tĩnh để hiểu con và giúp con. Nếu vì thiếu cảm giác an toàn và lo lắng khi bị chia ly, mẹ có thể chơi với con nhiều hơn, hoặc dần dần để con có không gian một mình và tập cho con chơi một mình khi mẹ có thời gian rảnh và tâm trạng vui vẻ. Còn nếu con có vấn đề về khả năng tự chăm sóc thì từ hôm nay, mẹ phải dạy con học cách giải quyết vấn đề của mình: tự mặc áo, tự cột dây giày, tự mang chiếc ghế đi nơi khác, tự rót sữa, tự đi tắm… Mọi việc trẻ đều phải bắt đầu tự làm lấy chứ không phải lúc nào cũng nhờ mẹ giúp.

3. Học cách truyền đạt cảm xúc với con

Nhiều bà mẹ cho rằng mình không thể “tỏ ra sự yếu đuối”, không thể tỏ ra căng thẳng, buồn bã, khó chịu trước mặt con mà phải cho con thấy mình thật mạnh mẽ để che chở cho con và để con tin cậy. Nhưng nhiều lần, cơn giận của mẹ trút lên con không phải vì con mà là do áp lực từ mọi mặt của cuộc sống.

Vì vậy, nếu thấy tâm trạng không tốt, mẹ có thể trao đổi trước với con, chẳng hạn:

“Hôm nay tâm trạng mẹ không tốt, mẹ gặp phải một vấn đề rất khó khăn, con để mẹ được nghỉ ngơi chứ?”

“Hôm nay mẹ không được khỏe. Hôm nay chúng ta đổi vai, con sẽ chăm sóc mẹ được chứ?”

“Hôm nay mẹ rất bận và mệt quá. Con ơi, con ngoan ngoãn để mẹ được nhờ nhéw? Về đến nhà con tự ăn và tắm rửa đi nhé. Đừng làm mẹ phải giận, mẹ sẽ già và xấu xí mất.”

Đôi khi mẹ cũng cần cho con biết về tình trạng tiêu cực của mình. Tình yêu con dành cho mẹ không hề thua kém nên chắc chắn con sẽ thể hiện sự quan tâm và chăm sóc tốt cho mẹ.