Biết em trai ở với ngoại chịu khổ, nhiều lần phải vào nhà vệ sinh khóc lén, anh trai 13 tuổi mạnh dạn xin tòa cho mình được thay vị trí của em, về ở với mẹ, còn em sẽ được về ở với bố.
“Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm”, xưa nay ai cũng mặc định con ở với mẹ sẽ được chăm sóc tốt hơn so với ở cùng cha. Nhưng riêng trường hợp này, đứa bé ở với mẹ lại chịu nhiều tủi khổ hơn.
Gia đình đang êm ấm thì đột ngột bố mẹ đưa nhau ra tòa đòi ly hôn. Những đứa trẻ bị rơi vào trạng thái vô định khi không thể tự quyết định mình sẽ ở cùng ai.
Hôm ra tòa, khi hai bên tranh cãi quyền nuôi con, bé trai 13 tuổi đã lên tiếng xin với thẩm phán cho em được về ở với mẹ. Lý do đằng sau lời khẩn cầu này khiến những người có mặt trong phiên tòa phải nghẹn lòng.
Ảnh minh họa
Con luôn miệng nói “Em ở với ngoại khổ lắm, nhiều lần phải lén vào nhà vệ sinh khóc.” Là anh trai, không thể làm được gì cho em nên cậu bé chỉ có thể mong tòa xem xét để mình được đổi vị trí. Con sẽ về ở với bố, còn em trai sẽ về với mẹ.
Ly hôn, cha mẹ vừa là kẻ thắng cuộc vừa là người thua cuộc. Họ đã chọn lựa con đường giải thoát cho mình chỉ có những đứa trẻ là bị trói buộc trong những cảm xúc và tổn thương mà phải cần rất nhiều thời gian và tình yêu thương mới có thể bù đắp.
Đứng trước cuộc tranh chấp trong phiên tòa ly hôn, ngoài tài sản ra còn có con cái. Nhiều gia đình phải trải qua rất nhiều năm tranh đấu mới có thể đi đến kết quả sau cùng để trả lời cho câu hỏi “Con ở với ai, với bố hay với mẹ?”
Lời nói của cậu bé 13 tuổi trước mặt thẩm phán chắc như đinh đóng cột như thể nó đã được chuẩn bị kỹ và vô cùng dứt khoát. Thông thường, đứa trẻ nào cũng luôn muốn ở cùng mẹ nếu phải lựa chọn nhưng sự lựa chọn của cậu bé lại đi ngược với lẽ thường và có phần phũ phàng.
Ảnh minh họa
Tuy là con trai nhưng cậu bé lại là người rất hiểu chuyện, lại đang ở tuổi dậy thì, rất nhạy cảm với những thay đổi trong gia đình. Dưới con là em trai 8 tuổi. Trước khi cuộc hôn nhân đi đến bờ vực và tan vỡ, hai anh em đã phải nhiều lần chứng kiến những cuộc cãi vã bất kể ngày đêm của cha mẹ. Họ quá bận để đay nghiến nhau đến nỗi không còn thời gian để hỏi han của những đứa trẻ đang tuổi chênh vênh nhất về cảm xúc.
Những ngày tháng âm u của hôn nhân không những không tìm ra lối thoát mà ngày một bế tắc hơn. Khi em trai lớn hơn, em được bà ngoại dẫn về nuôi. Ngày nào em cũng khóc và đòi về với anh trai. Ở bên ngoại phải chịu nhiều ấm ức, em không thể khóc trước mặt mọi người mà phải vào nhà vệ sinh để giải thoát những tủi buồn của lòng mình. Ít nhất, khi về với bố, em còn có thể ôm bố để muốn khóc to cũng không ai trách.
Nhà ngoại xem cuộc ly hôn của mẹ là nỗi nhục của gia đình. Đứa cháu vì thế phải vạ lây. Có về ở cùng cũng là bất đắc dĩ phải nuôi thêm một miệng ăn. Mẹ của em không hề gởi tiền quà bánh, gạo sữa nên dưới gánh nặng của một đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học, bên ngoại cũng chẳng thể vui vẻ gì với cháu. Cứ như vậy, suốt nhiều tháng liền, con ngóng mong mẹ, mẹ thì đi biệt mà không hề gọi điện về hỏi thăm con.
Có lẽ, sau ly hôn, em trai trở thành gánh nặng. Nỗi hận về một cuộc hôn nhân gãy gánh khiến mẹ mỗi lần nhìn thấy em lại thấy trong lòng nặng trĩu.
Những con người ruột rà xa mặt cho đến ngày tòa phán quyết ly hôn.
Ảnh: toutiao
Thẩm phán cho bé trai 13 tuổi được nói với mình lời cuối trước tòa nhưng cậu bé không muốn nói thêm điều gì. Sau cùng, tòa giải quyết cho họ được ly hôn, thuận theo ý người anh trai, em trai 8 tuổi sẽ được về bên bố. Lúc này, cậu bé lại bên em, xoa đầu mà rằng dù sao gia đình cũng tan rồi, chỉ có anh em là không thể mất nhau, anh sẽ làm tất cả để em không phải chịu khổ.
Nước mắt đã rơi trong phiên tòa. Có lẽ không cuộc ly hôn nào không khiến người trong cuộc và những người chứng kiến nó phải quặn lòng.
Một đứa trẻ hiểu chuyện, phải chịu tổn thương từ những xung đột kéo dài của cha mẹ đã phải đứng ra để trả lời cho bố mẹ mình câu hỏi “Con sẽ sống cùng ai?”. Em nhận phần thiệt hơn cho mình chỉ để em trai không còn những ngày tủi buồn trong cảnh ghẻ lạnh.
Quyền nuôi con sau ly hôn không chỉ có giành giật mà còn cả đùn đẩy. Dù là gì chăng nữa, những đứa trẻ vẫn phải rơi nước mắt và buộc phải chọn lựa khi không còn gì để lựa chọn.