F0 ngày càng tăng dù đã tiêm chủng: Nghiên cứu thấy tỉ lệ nhiễm sau tiêm 3 tháng và 6 tháng

Mặc việc tiêm chủng đang diễn ra hết sức nhanh chóng khắp cả nước nhưng số ca nhiễm nhiễm mới cũng không có giảm là bao. Ngược lại, nó trong những ngày gần đây, nó còn có xu hướng tăng lên nữa. Hiện tại cả ở trên thế giới và Việt Nam mình, những ca nhiễm cô vít đột phá (nhiễm sau khi đã chủng ngừa đủ 2 mũi) không hề ít.

Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao mà ngày càng có nhiều ca F0 đã tiêm đủ 2 mũi? Vắc xin đã phát huy hiệu quả ra sao và chúng ta cần làm gì để hạn chế tình trạng này.

Mình tìm hiểu thì thấy vấn đề này trên báo Thanh Niên đã có thông tin đăng tải giải thích thỏa đáng. Đồng thời có dẫn ra nghiên cứu khoa học để lý giải. Cụ thể như thế nào, mình chia sẻ ở phần bên dưới nhé mọi người.

Nhiều người tiêm đủ vẫn nhiễm. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Tốc độ tiêm chủng tăng lên song tỷ lệ F0 cũng không giảm, lý do vì sao?

Vắc xin cô vít đang mang lại hiệu quả trong việc chống lại trở nặng và qua đời rất tốt. Song, vẫn có không ít trường hợp nhiễm cô vít đột phá, nghĩa là thành F0 sau 2 tuần trở lên kể từ khi tiêm đủ 2 mũi.

Mới đây, một nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy: Nguy cơ nhiễm tăng dần sau khi tiêm mũi vắc xin thứ 2. Điều này gợi ý mũi thứ 3 có thể đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi mà cô vít đang hoành hành và còn xuất hiện biến thể mới siêu nguy hiểm.

Các nhà khoa học đã phân tích hơn 80.000 hồ sơ sức khỏe của những người trưởng thành đã làm xét nghiệm PCR ít nhất 3 tuần sau khi tiêm liều thứ 2 Pfizer. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhiễm ngày càng tăng lên theo thời gian, kể từ mũi thứ 2.

Theo đó, trong tổng số người lớn được đưa vào nghiên cứu, gần 8.000 người nhiễm từ tháng 5 – tháng 9. Kết quả được công bố ngày 25/11 trên tạp chí Y khoa The BMJ như sau:

+ Sau 1 – 3 tháng kể từ mũi thứ 2: Có 1,3% người nhiễm ở tất cả nhóm tuổi.

+ Sau khoảng 3 – 4 tháng: Con số này tăng lên 2,4%.

+ Từ khoảng 4 – 5 tháng trở đi: Số người nhiễm tiếp tục tăng lên 4,6%.

+ Còn sau 5 – 6 tháng: Con số này đạt 10,3%, tức là cứ 9 – 10 người thì có 1 người nhiễm.

+ Và sau 6 tháng: Tỷ lệ này đã tăng lên mức 15,5%, nghĩa là cứ  6 – 7 người thì có 1 người trở thành F0.

Nhóm đối tượng tham gia vào nghiên cứu đều được tuyển chọn từ Viện Nghiên cứu Research Institute of Leumit Health Services ở Israel. Độ tuổi trung bình của họ là 44 và đã chủng ngừa đủ 2 mũi, chưa tiêm mũi 3 và cũng chưa từng bị nhiễm trước đó.

Theo nhóm nghiên cứu, những phát hiện này tiết lộ khả năng bảo vệ của vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, các mũi nhắc lại ‘có thể đảm bảo’.

Trước đó, một nghiên cứu riêng biệt được công bố vào tháng 10 trên 3 triệu người cho thấy: Hiệu quả của Pfizer trong việc chống lại nhiễm cô vít giảm từ 88% trong tháng đầu sau tiêm chủng mũi 2 xuống còn 47% sau 5 tháng, kể cả với Delta.

Song, may mắn là tất cả các loại vắc xin hiện nay, khả năng chống lại việc trở nặng và mất vẫn vô cùng mạnh mẽ.

Nghiên cứu cho thấy: Pfizer đạt hiệu quả 93% khả năng chống lại nguy cơ nhập viện do biến thể Delta ở mọi lứa tuổi trong vòng 6 tháng kể từ sau khi chích ngừa đầy đủ.

Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo thời gian. Ảnh minh họa, nguồn; Internet

Khi nào cần tiêm mũi nhắc lại?

Theo TS. BS Phạm Quang Thái (Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc) cho hay: Mũi tiêm nhắc lại được dùng cho nhóm người có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch cùng kháng thể ở mức cao ngay sau khi tiêm liều cơ bản. Những người này không cần tiêm liều bổ sung nhưng có thể tiêm nhắc lại sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Đồng thời, những người đã tiêm mũi bổ sung cũng có thể tiêm mũi nhắc lại sau 6 tháng kể từ ngày tiêm cuối cùng.

Theo Bộ Y tế, loại vắc xin tiêm nhắc lại là:

+ Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA.

+ Nếu trước đó tiêm các loại vắc xin khác nhau thì mũi nhắc lại sử dụng vắc xin mRNA.

+ Nếu liều cơ bản hoặc bổ sung dùng Sinopharm thì có thể tiêm nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA, Astra. Song, cần đảm bảo khoảng cách mũi nhắc lại cách ít nhấ 6 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng của liều cơ bản hoặc bổ sung.

Như vậy, từ những thông tin báo chí cung cấp mọi người chắc cũng thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng mũi nhắc lại. Chứ nếu không sau một thời gian thì kháng thể suy yếu, chúng ta vẫn có nguy cơ trở thành F0 như thường đó.

Nguồn: tổng hợp