Rằm tháng 4 âm lịch năm nay là chính lễ Phật Đản, cúng thế nào cho đúng?

Chính lễ Phật Đản 2024 là ngày 15/4 âm lịch năm Giáp Thìn – Rằm tháng 4 âm lịch, tức ngày 22/5/2024 Dương lịch.

Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nêu rõ từ ngày 1/4 đến 15/4 Âm lịch (tức ngày 8/5 đến 22/5 Dương lịch) là thời gian tổ chức tuần lễ Phật Đản năm 2024. Cũng theo Thông bạch này, chính lễ Phật đản là ngày 15/4 âm lịch năm Giáp Thìn, tức ngày 22/4/2024 dương lịch.

Theo thông lệ, trong Đại lễ Phật Đản, các Phật tử thực hiện các nghi thức như dâng cúng, tặng hoa, nghe thuyết dạng. Các nghi thức này nhằm vinh danh Tam bảo – Phật, Pháp, Tăng.

Bên cạnh đó, trong dịp lễ Phật Đản, Phật tử cũng tham gia các hoạt động như ăn chay, giữ ngũ giới, bố thí, làm việc thiện. Những việc này đều hướng tới mục đích mang ánh sáng chân lý của Phật vào cuộc sống, chia sẻ niềm vui, hòa bình, an lạc, giảm đau khổ trên thế gian.

Với các gia đình, nếu muốn tổ chức lễ Phật Đản tại nhà thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Mâm cúng Rằm tháng 4 âm lịch – lễ Phật Đản có gì?

Năm 2024, chính lễ Phật Đản diễn ra vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch (15/4 âm lịch).Năm 2024, chính lễ Phật Đản diễn ra vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch (15/4 âm lịch).

Thông thường, các mâm cúng nói chung cần phải đảm bảo sự tôn kính, trang trọng. Khi chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 4 âm lịch – lễ Phật Đản tại nhà gia chủ cũng cần đảm bảo những yếu tố này. Mâm cúng có thể sử dụng các loại hoa quả, các vật phẩm khác. Lễ vật được sắp xếp gọn gàng, trang trí đẹp mắt, tạo nên không gian thờ cúng trang trọng, tôn nghiêm, thanh tịnh. Đặc biệt, lễ cúng Phật cần dùng các món chay, không dùng đồ mặn.

Với mâm lễ cúng Phật đản tại nhà, gia chủ có thể chuẩn bị một số vật phẩm như hoa (hoa cúc, hoa hồng…), hương, trầu cau, nước sạch, mâm ngũ quả (tùy chọn, nên chọn 5 loại quả có 5 màu sắc đại diện cho ngũ hành), mâm cỗ chay.

Một số nghi thức trong lễ Phật Đản

Tại gia đình, trước các lễ cúng nói chung, lễ Phật đản nói riêng, gia chủ cần phải thực hiện việc vệ sinh nhà cửa, vệ sinh nơi thờ cúng và sắp xếp vật phẩm thờ cúng lên bàn thờ. Khi thực hiện việc dọn dẹp và bài trí nơi thờ cúng, người làm cần ăn mặc chỉn chu, giữ cơ thể sạch sẽ, dùng khăn sạch, nước sạch để làm vệ sinh.

Với ban thờ Phật, trong dịp lễ Phật đản, gia chủ có thể thực hiện nghi thức tắm Phật. Theo Thông bạch của Giáo hội Phật giáo, các Phật tử có thể bày biện bồn tắm Phật trong nhà để thực hiện nghi thức tắm Phật. Bồn tắm cần đặt ở nơi trang nghiêm. Nghi thức tắm Phật mang ý nghĩa cầu hòa bình, an lạc. Bồn tắm Phật có thể là bồn, chậu, thau, tô cỡ lớn sạch sẽ. Xung quanh bồn tắm được bài trí đẹp mắt nhưng vẫn phải đảm bảo sự trang nghiêm. Nước tắm Phật là nước sạch nấu cùng hoa thơm, để nguội bớt và đổ vào bốn tắm đã chuẩn bị trước đó. Khi thực hiện nghi lễ tắm Phật, Phật tử sẽ dùng gáo sạch để múc nước thơm lên tôn Phật. Đặt bồn tắm Phật trong nhà để cung nghênh kim thân Phật.

Phật tử cần mặc lễ phục trang nghiêm, xông hương, tán hoa, thắp đèn, giữ tâm thanh tịnh đứng trước bàn thờ để thực hiện các nghi lễ.

Các Phật tử, các thành viên trong gia đình sẽ lần lượt tiến đến bàn lễ tắm Phật. Trong lúc này, mọi người tiếp tục niệm hồng danh đức Phật.

Sau khi tất cả thực hiện xong nghi lễ tắm Phật bằng nước thơm, hãy dùng khăn sạch để lau khô kim thân Phật.

Khi hoàn tất các nghi lễ trên, mọi người sẽ thực hiện việc sám hối, hồi hướng công đức với Tam bảo và chúng sinh.

Trong lễ Phật đản, Phật tử có thể nghe thuyết giảng Phật pháp, ăn chay, giữ ngũ giới, làm việc thiện, cầu nguyện, tri ân mong mọi người có cuộc sống an lạc, hạnh phúc, hòa bình.

Trong lễ Phật đản, Phật tử cũng cần chú ý lời ăn tiếng nói, không sát sinh.

Phật tử làm lễ Phật đản tại nhà thường đọc kinh Phật Đản (còn gọi là kinh Khánh đản, kinh Phật Đản Sanh).

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.