Đây là dòng tâm sự của một người mẹ có tên là Trang Trang đang nhận được rất nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. Tất cả mọi người đều không khỏi xót xa khi chị Trang kể lại sự việc đã lấy đi sự sống của con trai 3 tuổi.
Hiện tại, hàng nghìn người đã để lại bình luận, chia sẻ và cố gắng động viên người mẹ cùng gia đình vượt qua nỗi đau mất mát quá lớn này!
Hình ảnh chị Trang đăng tải kèm theo câu chuyện của mình, có lẽ đây chính là con trai bé bỏng vừa rời xa vòng tay mẹ mãi mãi.
Cụ thể, chị Trang đã chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội như sau:
“Chẳng ai có thể đau bằng người mẹ chính mắt nhìn con ra đi giữa 12h đêm hôm ấy. Mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, nuôi con lớn khôn khoẻ mạnh 3 năm mà ông trời cướp con đi chỉ trong vòng 3s…
Trưa hôm đấy, cô giáo nói con ngủ dậy có đùn ra quần. Tất cả là tại mẹ chủ quan, không để ý đó là biểu hiện đầu tiên của đột quỵ (đi ngoài mất kiểm soát). Hôm đó con ngoan lạ thường, đòi đi ngủ sớm chứ mọi hôm 11h bắt đi ngủ con vẫn đòi thức.
Nằm ngủ được 30p thì con chồm dậy, nói: “đi đớ, đi đớ!” Mẹ đâu biết đó là biểu hiện thứ 2 của đột quỵ (cứng lưỡi, khó phát âm). Từ biểu hiện này chỉ có 30p vàng để cứu con mà mẹ không biết. Một lúc sau con quay ra ra mẹ, nằm úp xuống cổ cong lên. Con nấc lên 2 tiếng, mặt tái nhợt rồi con ra đi mãi mãi.
Mẹ vội đưa con đi cấp cứu mà không kịp. Trạm xá bảo muộn mất rồi, mẹ không tin vẫn bắt taxi lên Lào Cai níu giữ hy vọng. Các bác sĩ hết mình sơ cứu con suốt 1 tiếng rưỡi nhưng trả về cho mẹ vẫn là một hồ sơ báo tử. Về đến nhà mẹ vẫn còn hy vọng, cố hôn con, ủ ấm tay chân con nhưng đến khi con vào trong quan mẹ mới đau đớn buông xuôi thật sự.
Mẹ thương con lắm. Mẹ nhớ con lắm. Mẹ đau lắm con ơi”
Khi câu chuyện được chia sẻ rộng rãi, rất nhiều người đã gửi lời chia buồn đến người mẹ cũng như kể lại tình huống tương tự mình từng gặp phải, một số bình luận như sau
– Làm cha, làm mẹ mới hiểu được cảm giác đau đớn và lạnh buốt từ trong tim khi mất đi người thân gia đình. Nhìn bé mà thương cho gia đình cho cả bé.
– Thương bé quá! Nhưng mà mình cũng muốn biết có chính xác là bác sĩ nói nguyên nhân do đột quỵ hay ko? Còn như mấy bạn khác comment thì do té ngã 1 tuần trước chấn thương đầu thì đó ko phải là đột quỵ rồi. Thật ra trẻ 3 tuổi thì chuyện đùn ra quần hay nói ngọng là điều bình thường nên ko thể xác định đó là dấu hiệu đột quỵ được!
– Mình chạy ship có lần tình cờ chở 2 mẹ con quê NĐ bắt xe lên nhi tw để cấp phát thuốc đi đường có hỏi chị nói bé nhà chị bị tai biến mình giật mình nghĩ sao ở độ tuổi mới lên 2-3tuổi thôi mà con đã dính phải căn bệnh mà nghĩ chỉ có gặp ở người lớn tuổi. Nhìn cậu bé khôi ngô lắm nghĩ mà thương…
– Là 1 ng mẹ đang có con tầm tuổi này đọc thực sự đau lòng lắm, thương c, mong c sớm vượt qua nỗi đau này
Ảnh minh họa, nguồn: DSD
Trẻ nhỏ 3 tuổi có thể bị đột quỵ hay không
Đột quỵ, thường được xem là một tình trạng xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng thực tế, trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải, dù tỷ lệ này rất thấp. Trẻ 3 tuổi, tuy còn nhỏ, vẫn có thể bị đột quỵ, và điều này thường gây ngạc nhiên cho nhiều bậc cha mẹ. Đột quỵ ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được nhận diện, can thiệp sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Triệu chứng đột quỵ ở trẻ em không luôn rõ ràng như ở người lớn, và do đó dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý như:
– Đột ngột yếu hoặc liệt một bên cơ thể.
– Mất khả năng điều khiển một phần cơ thể, như tay hoặc chân.- Khó khăn khi nói, nói lắp hoặc mất khả năng nói.- Thay đổi về thính giác hoặc thị lực.- Lú lẫn, mất ý thức hoặc co giật.- Đau đầu dữ dội, đặc biệt nếu kèm theo nôn mửa hoặc thay đổi về nhận thức.
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào như trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời. Thời gian là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc cứu chữa cho trẻ bị đột quỵ, vì mỗi phút trôi qua, các tế bào não có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn, khiến các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy. Ở trẻ em, có hai loại đột quỵ chính: đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết.
Đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc các mảnh vỡ trong hệ tuần hoàn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do dị tật bẩm sinh, bệnh lý tim mạch, rối loạn máu đông, hoặc các bệnh lý liên quan đến mạch máu não.
Đột quỵ xuất huyết là kết quả của tình trạng vỡ mạch máu trong não, dẫn đến chảy máu. Tình trạng này thường do dị dạng mạch máu bẩm sinh, chấn thương đầu, hoặc bệnh lý làm yếu thành mạch máu.
Ngoài ra, một số yếu tố như bệnh tim bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng, hoặc các vấn đề về đông máu cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở trẻ nhỏ.
Nguồn : https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/0h-dem-me-bang-hoang-chung-kien-con-3-tuoi-khong-qua-khoi-vi-dot-quy