Thận là cơ quan chính tạo ra nước tiểu nên bất kể vấn đề nào xảy ra tại đây đều ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Nước tiểu có bọt cảnh báo gì?
Nước tiểu có bọt có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý. Do đó, bạn nên tìm kiếm các triệu chứng kèm theo để dễ dàng xác định tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu không có bất kỳ triệu chứng kèm theo nghĩa là tình trạng sức khỏe bình thường, có thể là do tốc độ dòng chảy của nước tiểu hoặc chất tẩy rửa toilet. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện các triệu chứng sau thì nên đi khám sức khỏe để kiểm tra sức khỏe:
- Nước tiểu có bọt không mất đi sau vài ngày
- Phù tay, chân, mặt và bụng
- Mệt mỏi, chán ăn
- Buồn nôn, nôn
- Mất ngủ, trằn trọc suốt đêm
- Thay đổi số lượng nước tiểu
- Thay đổi màu nước tiểu: Nước tiểu đục, nước tiểu sẫm màu,…
- Xuất tinh ngược dòng
Nguyên nhân gây ra nước tiểu có bọt
Nước tiểu có bọt có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân có thể quan trọng hay không quan trọng.
Một số nguyên nhân chính như sau:
Áp lực khi đi tiểu
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Thường xảy ra khi nín tiểu trong thời gian dài, và sau đó chất lỏng được tống ra với một lực lớn.
Đợi một lát trước khi xả bồn, nếu bọt biến mất, thì đây có thể là nguyên nhân.
Phản ứng hóa học
Một số sản phẩm tẩy rửa nhà vệ sinh phản ứng với nước tiểu, tạo thành bọt. Thử kiểm tra bằng cách đi tiểu vào một vật chứa sạch để kiểm chứng.
Tinh dịch trong nước tiểu
Sự hiện diện của tinh dịch trong nước tiểu cũng gây ra bọt. Khi một lượng nhỏ đi vào niệu đạo, đôi khi do xuất tinh ngược hoặc tuyến tiền liệt bị viêm. Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm.
Uống không đủ nước
Uống không đủ nước, hoặc tập thể dục cường độ cao mà không uống đủ nước, cũng có thể khiến nước tiểu có bọt.
Protein niệu
Protein niệu là sự hiện diện của protein trong nước tiểu. Thường gặp sau khi tập thể dục cường độ cao. Cũng có thể do bổ sung quá nhiều chất đạm.
Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu của cao huyết áp hoặc tiểu đường không được điều trị.
Các bệnh về thận
Các vấn đề nghiêm trọng khác về thận, như sỏi thận và suy thận, cũng có thể khiến nước tiểu có bọt. Do đó, nếu bọt xuất hiện rất thường xuyên, bắt buộc phải đi khám ngay.
3 loại bệnh có thể phát hiện dễ dàng từ hiện tượng nước tiểu có bọt
Do bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra tình trạng có bọt trong nước tiểu do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. Ngoài ra nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu bạn còn có khả năng gặp phải các triệu chứng khác như rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, tiểu máu.
Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng trên hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán xem có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không, đây là xét nghiệm nhằm xác định sự xuất hiện của bạch cầu niệu (là bằng chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu) và loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, từ đó giúp bác sĩ có thể chỉ định loại kháng sinh phù hợp.
Khi cơ thể bị mất nước
Mất nước là một trong những nguyên nhân chính khiến nước tiểu có bọt. Nước chiếm khoảng 2/3 trong lượng cơ thể, nước giúp loại bỏ độc tố của cơ thể thông qua đường tiểu. Một lượng nước đủ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.
Vì vậy, nếu đột nhiên bạn thấy xuất hiện tình trạng nước tiểu có bọt hãy nên bổ sung thêm nước cho cơ thể, chỉ khi trường hợp này kéo dài không dứt thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.
Thận đang gặp nguy hiểm
Các vấn đề về thận có thể là nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt. Bởi vì, thận có chức năng lọc máu để sản xuất nước tiểu, sau đó được đào thải khỏi cơ thể. Bất kỳ bệnh hoặc vấn đề nào ảnh hưởng đến thận như nhiễm trùng thận, suy thận, huyết áp cao hoặc sỏi thận cũng có thể gây ra tình trạng có bọt trong nước tiểu.
Đối với nam giới còn có thể là nguyên nhân do có lẫn tinh dịch trong nước tiểu, chỉ cần một lượng nhỏ tinh dịch cũng có thể khiến cho nước tiểu bị ảnh hưởng. Do đó, để đảm bảo sức khỏe bạn không gặp vấn đề tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra để sớm phát hiện và điều trị bệnh, nếu có.