Đặt hết kỳ vọng vào con nhưng chỉ nhận lại hụt hẫng, đó là tấn bi kịch đời người của một số cha mẹ xem con là tất cả vốn liếng còn lại của tuổi già.
Cả một đời lam lũ lo cho con, về già những tưởng con cái sẽ nhìn thấy công ơn trời bể của cha mẹ mà báo đáp, phụng dưỡng và chăm sóc những tháng ngày còn lại ở bên kia sườn dốc. Thế nhưng, nào phải con nào cũng là của để dành.
Những đứa trẻ sống bằng năm tháng tuổi trẻ của cha mẹ không biết ơn với những gì nhận được. Trái lại còn có những hành vi ngỗ ngược như bóc lột cha mẹ đến tận xương tủy đến những năm tháng cuối đời.
Câu chuyện bác Lưu, 73 tuổi kể về đứa con gái quý giá của mình thật sự khiến rất nhiều bậc cha mẹ phải chặc lưỡi mà rằng “chỉ cần vì lợi ích riêng, con ruột cũng thủ đoạn không khác gì người dưng nước lã.”
Ảnh minh họa
Bác Lưu sống cùng con gái và cháu ngoại trai trong chính ngôi nhà mà mình gầy dựng nên bằng những năm tháng thanh xuân lam lũ. Bác cũng từng giúp con gái và cháu và
Chú Lưu, 73 tuổi, chỉ có một cô con gái duy nhất. Vợ bác từ nhiều năm trước đã mất. Từ lúc ấy, con gái trở thành người thân duy nhất của bác.
Khi con gái đến tuổi trưởng thành, tốt nghiệp đại học thì gặp một chàng trai người nông thôn và có ý định tiến đến hôn nhân. Khi ra mắt nhà vợ, bác Lưu không thấy lạc quan là bao về cuộc hôn nhân của con gái vì cho rằng hai bên gia đình không môn đăng hộ đối. Gia đình chàng rể không khá giả, bản thân thông gia lại không có lương hưu. Điều kiện gia đình bên nhà trai tệ đến mức còn không để tổ chức đám cưới cho con trai họ. Bác Lưu nhiều lần khuyên con gái nên từ bỏ nhưng cô đã trót yêu, không lời nào nói ra thấm được.
Nhà trai vì không đủ tiền mua được nhà tân hôn nên bác Lưu vì xót cô con gái duy nhất phải theo chồng vất vả nên mới nhắn nhủ con rể tìm cách vay một khoản mua nhà, tuyệt đối không để con gái phải sống cảnh thuê trọ nay đây mai đó.
Khi ấy, con rể lưỡng lự nhưng vẫn gật đầu đồng ý. Sau đó, anh ta nói khéo với cha vợ là bác Lưu rằng đã vay khắp họ hàng, không thể vay hơn được nữa nhưng vẫn còn thiếu 100.000 tệ nữa. Đành lòng, bác Lưu phải lấy khoản tiền tiết kiệm cuối đời của mình cho con gái, con rể mượn. Từ đây, bi kịch cuối đời của bác mới bắt đầu mở ra.
Vừa kể vừa khóc, bác Lưu gọi cuộc hôn nhân này là cái bẫy hủy hoại hạnh phúc cả đời của con gái ông.
2 năm sau khi kết hôn, con gái sinh được một cậu con trai. Bác Lưu có thêm cháu ngoại nên hạnh phúc vô cùng, sẵn sàng coi con rể như con để cùng con cháu sống những ngày tháng tươi đẹp phía trước.
Vì không có mẹ kề cạnh nên con gái bác Lưu muốn được ở cữ cùng mẹ chồng. Tuy nhiên, bà lại phát bệnh nặng. Bệnh viện chẩn đoán bà mắc ung thư phổi, phải phẫu thuật ngay nếu không sẽ không cách nào cứu chữa nổi.
Nhắc đến ung thư, ai cũng ngao ngán bởi chi phí điều trị rất tốn kém. Đằng này còn là ung thư phổi, nhà nghèo, không có đồng dư, không bảo hiểm y tế.
Là đứa con trai hiếu thảo, con rể bác Lưu mới bàn với vợ, thế chấp căn nhà mới mua để chạy chữa cho mẹ.
Khi con gái đề cập tới vấn đề này, bác Lưu đã ngay lập tức phản đối kịch liệt. Bác phân tích cho các con rõ: “Hai đứa mới kết hôn, lại sinh con không bao lâu. Con rể muốn báo hiếu vậy đã nghĩ gì cho tương lai của con và cháu ngoại chưa? Để mua nhà này, cha đã tiêu toàn bộ tiền tiết kiệm dưỡng già của mình. Bây giờ giá nhà mỗi lúc một tăng, con cấn đi, đến khi nào mới mua nổi một căn khác? Rồi vừa lo để dành mua nhà, vừa lo con cái, vợ chồng con sống thế nào? Con có bao giờ nghĩ mình trả lời thế nào cho những câu hỏi này chưa?”
Ảnh minh họa
Chẳng ngờ, con rể nghe xong ăn miếng trả miếng: “Đó là mẹ ruột tôi. Chúng ta không cứu bà ấy được coi sao? Nếu người nằm đó là cha, cha có cho phép chúng con bỏ điều trị không?”
Dù giận nhưng bác Lưu vẫn cố đặt mình vào vị trí con rể, bình tĩnh giải thích thêm: “Nếu là tôi, tôi sẽ không để bệnh tật kiểm soát mình mà tận hưởng thời gian còn lại, không trở thành chướng ngại của con cái. Tôi không thể để anh bán đi ngôi nhà, khiến cháu trai nhỏ của tôi trở thành kẻ vô gia cư chỉ để sống một cuộc sống mà tôi không biết sẽ còn duy trì được bao tháng.”
Phớt lờ sự kiên định của cha vợ, con rể không nghe lời, cuối cùng cũng bán luôn căn nhà riêng của vợ chồng mà trong đó có phần lớn tiền tiết kiệm dưỡng già của cha vợ. Thậm chí còn quay ra ghét ngược ông.
Sau đó, cả nhà 3 người dọn ra thuê trọ trong một căn phòng tồi tàn, xiêu vẹo ở ngoại ô để tiết kiệm tiền. Cả 3 người chỉ có duy nhất một phòng ngủ để xoay xở sinh hoạt.
11 tháng sau, bà thông gia của bác Lưu cũng không qua khỏi sau cuộc phẫu thuật đổ hàng núi tiền. Con rể vẫn ngạo nghễ không hối hận trước mặt cha vợ. Còn nói dù có bán mạng thì anh ta vẫn cứu mẹ bằng tất cả sức lực còn lại. Anh khẳng định mình còn trẻ khỏe, còn kiếm tiền được thì không có gì phải lo.
Nghe tới đây, bác Lưu chỉ thật lòng cầu chúc cho gia đình con gái sau khi nhẹ gánh nuôi bệnh mẹ già sẽ khởi sắc như những lời con rể nói.
Chẳng ngờ, ít lâu sau, con rể gặp tai nạn.
Để kiếm thêm tiền, con rể chạy cuốc xe đêm và bị xe tải trông phải. Dù sống sót sau tai nạn nhưng lại mất một chân.
Nhìn con gái vừa sinh xong không được ai chăm sóc, lại gặp tai họa liên tiếp, bác Lưu đêm gác tay lên trán, nước mắt chảy ròng xót xa.
Con gái ông sinh xong phải nghỉ việc để chăm sóc mẹ chồng, đến lượt chồng tàn tật, một tay con nhỏ, một tay quán xuyến hết tất cả việc nhà nên không thể đi làm, không có thu nhập, không trả nổi tiền thuê trọ.
Không đành lòng nhìn con gái tiếp tục chịu khổ, bác Lưu khuyên con ly hôn nhưng cô không chịu. Điều đau lòng hơn cả là con rể sau khi trở thành người bất lực thì tâm tính thay đổi. Không chỉ thường xuyên cáu gắt mà anh ta còn sa đọa vào rượu chè. Mỗi khi tâm trạng không tốt lại lôi vợ con ra trút giận.
Đến mức này, lòng dạ bác Lưu nẫu hết ruột gan, chuyển đến giai đoạn mềm lòng. Bác nghĩ con gái không nhà, không xe, không việc mà phải nuôi chồng con nên đành lòng rước cả ba người về nhà cùng chung sống.
Điều mà bác Lưu không bao giờ có thể lường trước được đó là con gái bác dù hết lòng hết dạ với chồng nhưng với cha ruột lại vô tâm đến tàn nhẫn.
Thời gian thấm thoát trôi đi, cháu ngoại của bác Lưu đã trưởng thành, có thể kiếm tiền và lập gia đình mà không phải sống bám vào mẹ. Nhìn con gái có thể mãn nguyện về con, bác Lưu cũng mừng thầm trong lòng, nghĩ rằng những năm tháng khổ đau của con mình đã được ông trời bù đắp.
Nhưng đến một ngày, cháu trai muốn kết hôn với một cô gái xinh đẹp thì đó là lúc chuyện cửa nhà lại xào xáo.
Cha mẹ cô gái nhất quyết không gả con đi nếu gia đình đàng trai không có nhà cửa. Điều này khiến con gái bác Lưu vô cùng khổ tâm.
Một tối nọ, khi bác Lưu cơm tối xong, chuẩn bị đi ngủ thì con gái gõ cửa phòng, bước vào, ngồi phịch xuống, quỳ lạy: “Cha ơi, con cầu xin cha, cha hãy vào viện dưỡng lão đi. Con trai con cuối cùng cũng có thể thành gia lập thất. Họ không muốn gả con cho con trai con nếu không có phòng cưới. Con lấy đâu ra tiền mà mua nhà tân hôn cho con trai con đây. Con biết con không nên nói ra những lời này. Nếu khi xưa cha không cưu mang, mẹ con con vẫn còn lang thang ngoài đường. Nhưng cha ơi, con thật sự không còn lựa chọn nào khác…”
Đứa cháu dâu tương lai của bác Lưu biết bác có lương hưu và không thích sống cùng người già một nhà nên đã nói yêu cầu của mình cho cả nhà nghe.
Nghe những điều này, bác Lưu nói trong lòng ông đủ mọi loại cảm xúc xáo trộn. Bác không tin được người đứng trước mặt mình là cô con gái mà bác từng yêu thương, nuôi nấng cả cuộc đời. Nhưng sau cùng, vẫn là vì con, vì cháu, bác Lưu một lần nữa nuốt nước mắt vào trong thỏa hiệp. Con gái nói bác sẽ tạm thời vào viện dưỡng lão lánh mặt ít hôm để bên nhà gái đồng ý cho cưới. Khi gạo đã thành cơm sẽ đón ông về uống rượu mừng của cháu trai.
Có lẽ, trên đời này, hiếm có cha mẹ nào lạnh lùng nổi với khốn khó của con cái.
Khi đến viện dưỡng lão, bác Lưu thấy nhiều người già cũng sống ở đây, cuộc sống khá tốt. Nhưng bác ấn tượng với khu người khuyết tật, nơi hàng ngày người nhà đến khóc lóc thảm thiết, thương tiếc người thân qua đời. Nhìn thấy phận đời bị bỏ lại cô quạnh ở chốn lạnh giá này, bác Lưu không thể chịu được. Bác vốn quen sống ở nhà riêng, cùng người thân, không thích chốn đông người nhưng nay lại sinh hoạt trong một tập thể, mọi sự đều khiến lòng bác bí bách.
Con gái nói với bác mỗi tuần sẽ đưa cha về nhà nghỉ ngơi nên cứ đến thứ Sáu, bác lại ngóng ra cửa đợi con đến đón. Tuần đầu tiên, con gái đúng là đã đến, còn đến sớm để đón bác về. Nhưng sang đến tuần sau, trời đã tắt nắng mà vẫn không thấy bóng dáng con gái đâu, gọi điện thì không ai bắt máy. Hôm sau, bác Lưu nghe con gái phân trần rằng con rể vào viện, cô phải vào đó chăm nên đành để bác ở lại viện dưỡng lão ít hôm nữa.
Vì không an tâm, nhiều lần bác Lưu hỏi xác nhận với con gái về thời gian rời khỏi viện dưỡng lão. Con gái cũng hứa nhiều lần sẽ sớm đến đón.
Chẳng ngờ, hôm sau, cháu họ đến thăm ông, vô tình hỏi: “Chú ơi, sao Trang Trang lấy vợ mà cháu không thấy chú. Chị cháu không đưa chú về sao?”
Ảnh minh họa
Đến mức này thì bác Lưu mới bàng hoàng nhận ra bẫy lừa lọc của cô con gái quý báu. Đã không cho bác đến uống rượu mừng của cháu trai, còn nói dối bác là đưa chồng nhập viện, đã vậy bác gọi điện xác nhận lại thực hư thì không chịu bắt máy.
Quá tức giận, bác Lưu nhờ cháu gái chở mình về nhà. Đến nơi, bác còn nghe được chuyện cả nhà con gái đang bàn cách chuyển tên hộ khẩu nhà cho con trai mình đứng tên.
Nghe vậy, bác đẩy cửa xông vào, đứng như trời trồng, không nói một lời, mặc cho những ánh mắt ngạc nhiên nhìn chằm chằm vào mình.
Lúc này, cô con gái mới mở lời: “Cha ơi, sao cha lại về một mình? Hôm nay con mới đưa chồng con về, đang tính ngày mai đến viện dưỡng lão đón cha.”
Bác Lưu run giọng đáp lại: “Ta mong con đến thăm. Ta gọi con ba lần, con không trả lời. Vậy là muốn gặp cha không? Con vẫn quan tâm đến cha sống chết chứ? Sợ rằng trong lòng con bây giờ chỉ có con trai và chồng mình thôi, có đúng không?”
“Cha ơi, con vừa đưa chồng từ bệnh viện về. Hai ngày nay con bận quá nên không nhìn vào điện thoại, chắc con đã để ở chế độ im lặng…”
Mặc con gái ra sức lựa lời bào chữa, bác Lưu nói rằng ông không còn tin một lời nào nữa.
Sau khi trải qua rất nhiều chuyện, cuối cùng bác cũng hiểu được: “Làm sao con gái tôi vẫn có thể coi tôi là cha của nó? Con bé chỉ vì tôi còn lại căn nhà cũ này và một ít lương hưu nên cũng coi như giúp được nó ít nhiều. Bây giờ nó thậm chí còn không trả lời điện thoại của tôi. Tôi không thể tưởng tượng được rằng một ngày nào đó tôi thực sự nằm một chỗ trên giường như những người già ở khu khuyết tật, liệu họ có còn quan tâm đến tôi không?”
Trước lòng tham và ích kỷ của con gái, bác Lưu sau đó đáp trả thẳng thừng: “Con không cần phải đón cha nữa. Sau này con sẽ không đi đâu cả. Đây là nhà riêng của cha. Cha cho con một tuần để tìm nhà ở bên ngoài. Sau đó, không một ai được phép bước vào căn nhà này nữa. Ngày mai, cha sẽ nhờ Nini đưa cha đến văn phòng công chứng. Từ nay, cha sẽ chỉ để lại căn nhà này cho ai chăm sóc cha tuổi già. Con bất kỳ ai trong số các con, đừng nghĩ đến chuyện thừa kế căn nhà này nữa.”
Đương nhiên, con gái và con rể bác Lưu dễ gì chịu đi. Thế nên, bác Lưu đã nhờ cháu gái Nini gọi cảnh sát trông coi an toàn cho bác trong tuần này. Nếu con gái và người nhà không dọn đi sẽ phải cưỡng chế ra ngoài. Bác Lưu quyết định dù trong hoàn cảnh nào, con gái bác và người nhà của cô cũng không bao giờ được phép đặt chân vào nhà. Chỉ ai có thể lo liệu tuổi già cho bác, chăm sóc bác như người thân đến lúc bác mất đi thì người đó mới có thể nói chuyện thừa kế với bác.
Cháu gái của bác Lưu vẫn luôn quan tâm đến chú mình, lễ tết nào cũng ghé thăm, nghe tin bác đau bệnh cũng đến biếu món này món nọ tẩm bổ. Khi nghe tin bác Lưu vào viện dưỡng lão cũng đường xá xa xôi đến thăm hỏi. Nhìn cháu gái rồi nhìn con gái, bác Lưu thật sự đau lòng bởi hai tiếng ruột thịt. Người mà bác thương yêu bằng tất cả hơi thở, lo lắng cả đời hóa ra lại chỉ toan tính âm mưu chiếm đoạt chốn che mưa trú nắng tuổi già của bác. Bác quyết định nếu cháu gái chịu chu cấp nuôi dưỡng bác tuổi già đến khi mất đi thì căn nhà này, bác sẽ sang tên lại cho.
Câu chuyện của bác Lưu được chính bác kể lại bằng những lời lẽ chua xót cho phận làm cha mẹ. Chẳng phải con nào cũng bất hiếu nhưng đã là đấng sinh thành, càng cho không con cái tất cả, chúng lại càng vô ơn và tham lam đến tàn nhẫn. Thế nên, phải chăng cha mẹ đừng bao giờ nghĩ rằng tuổi già nương nhờ con cái mà phải chừa đường lui cho mình, phải giữ kỹ khoản dưỡng già và đừng bao giờ để mình phải rơi vào hoảng sợ khi tất tay lo cho con tất cả, kể cả đồng tiền cuối đời.