Phát hiện quả bóng nhựa dưới ao gần nhà, người cha thất thần thấy con và 2 cháu sinh đôi đã ‘ra đi’

Sự việc vừa mới xảy ra mà đau lòng quá mọi người ơi. Mùa hè là thời điểm vô cùng nhạy cảm dễ xảy ra tai nạn đuối nước ở các cháu nhỏ. Trường hợp này là 3 cháu trong 1 gia đình đều ‘ra đi’ cùng lúc vô cùng xót xa. Mong gia đình sớm vượt qua nỗi đau quá lớn này.

Thông tin này cũng đã được đăng tải trên báo chí chính thống. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé1

Cụ thể, sáng 10/7, trao đổi với PV, một đại diện UBND thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh (Ninh Bình), cho biết, chính quyền địa phương đã phối hợp với các ban, đoàn thể đã tới gia đình chia buồn, động viên gia đình xảy ra vụ đuối nước khiến 3 cháu nhỏ không qua khỏi.

Theo thông tin ban đầu, cuối giờ chiều 9/7, bà T. (SN 1962, trú thị trấn Yên Ninh) đi đón 3 cháu ngoại (con của 2 người con gái) từ lớp học về nhà, tuy nhiên tìm mãi không thấy, bà T. nhanh chóng quay về gọi người tỏa ra các hướng đi tìm.

Thấy vậy, anh C.T. (con rể bà T.) là bố cháu K. lập tức đi tìm. Khi sang nhà hàng xóm thấy quả bóng nhựa dưới ao, anh K. có linh tính không lành nên lao xuống mò. Bất ngờ, anh K. bủn rủn khi lần lượt vớt thithể con và 2 cháu sinh đôi đã đuối nước dưới ao lên bờ.

Các cháu nhỏ gặp nạn được xác định là: cháu H.B. và X.B. (SN 2020, sinh đôi) cùng cháu K. (SN 2021).

Ngay sau khi xảy ra sự việc, tối cùng ngày, ông Nguyễn Xuân Tuyển – Chủ tịch UBND huyện Yên Khánh – đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình và hỗ trợ mỗi nạn nhân số tiền 5 triệu đồng. Đồng thời chỉ đạo các ban, ngành, thị trấn tổ chức thăm hỏi, động viên các thành viên trong gia đình nạn nhân.

hình ảnh

Ao nước nơi xảy ra sự việc, ảnh: BDV

Mời bà con đọc thêm thông tin: Làm sao để phòng ngừa tai nạn đuối nước xảy ra với trẻ nhỏ trong dịp hè

Biện pháp 1: Luôn giám sát

Đuối nước có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong số đó, trẻ em là đối tượng có nguy cơ đuối nước cao hơn cả.

Trẻ em từ 1 – 4 tuổi có nguy cơ đuối nước cao nhất. Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích không chủ ý với trẻ em từ 1 – 14 tuổi chỉ sau các vụ tai nạn giao thông.

Một trong những yếu tố phổ biến nhất làm tăng khả năng chết đuối ở trẻ em đó là “thiếu sự giám sát chặt chẽ”. Đuối nước có thể xảy ra nhanh chóng và lặng lẽ ở bắt cứ nơi nào có nước, đặc biệt là đối với trẻ em khi không có người giám sát. Đuối nước có thể xảy ra ở biển, hồ, hồ bơi, bồn tắm và thậm chí là cả xô nước.

Vì vậy cha mẹ và người chăm sóc trẻ hãy luôn chủ động để mắt tới trẻ, ngay cả khi trẻ biết bơi để giảm thiểu nguy cơ đuối nước có thể xảy ra với các em.

Biện pháp 2: Luôn mặc áo phao

Không phải ngẫu nhiên mà áo phao luôn đi cùng từ “cứu sinh”, bởi nó là vật quan trọng giúp bảo vệ và cứu mạng trong môi trường nước, đặc biệt là đối với trẻ em khi chưa có khả năng tự bảo vệ mình. Các nghiên cứu gần đây ước tính rằng mặc áo phao giúp giảm một nửa số ca đuối nước

Ở Việt Nam, yếu tố văn hóa xã hội là một phần của việc hạn chế sử dụng áo phao hoặc sử dụng không đúng cách, ví dụ như thiếu nhận thức về nguy cơ đuối nước hay cảm thấy mặc áo phao không thoải mái và không hấp dẫn, định kiến rằng mặc áo phao tức là thiếu kinh nghiệm hoặc khả năng bơi lội kém.

Chính từ những nhận thức như vậy mà việc mặc áo phao thường xuyên không được đảm bảo ở cả người lớn và trẻ em, trong khi nó là yêu cầu bắt buộc và cần thiết khi tham gia giao thông đường thủy.

Hãy nhớ rằng, áo phao là vật dụng không thể thiếu. Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng áo phao đảm bảo chất lượng theo quy định.

hình ảnh

Nên cho trẻ học bơi từ sớm, ảnh: dSD

Biện pháp 3: Trang bị cho trẻ kỹ năng để trẻ tự bảo vệ mình

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tỷ lệ đuối nước cao ở trẻ đó là do nhận thức của bố mẹ, gia đình và sự hạn chế về cả kiến thức lẫn kỹ năng tự bảo vệ mình của trẻ.

Hãy dành thế chủ động trong việc phòng ngừa những nguy cơ đuối nước cho trẻ, ngay cả khi không có người lớn bên cạnh.

Hãy trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho trẻ để đảm bảo an toàn trong môi trường nước

Biện pháp 4: Tăng cường hợp tác liên ngành

Đuối nước là vấn đề cấp thiết ở Việt Nam khi nước ta đang xếp top đầu của khu vực.

Đuối nước là vấn đề cả quốc gia, một địa phương, không phải của một gia đình hay cá nhân.

Phòng chống đuối nước cần thực hiện từ việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm ảnh hưởng của vấn đề; công nhận và nâng cao kiến ​​thức về các giải pháp phòng chống đuối nước, tham gia và phối hợp với chính quyền địa phương hoặc Chính phủ để xây dựng kế hoạch và chính sách phòng chống đuối nước phù hợp.

Việc tăng cường hợp tác liên ngành sẽ giúp xây dựng một mạng lưới thực hiện công tác phòng chống đuối nước toàn diện và hiệu quả

Nguồn : https://www.webtretho.com/f/chuyen-cuoc-song-4690/phat-hien-qua-bong-nhua-duoi-ao-gan-nha-nguoi-cha-that-than-thay-con-va-2-chau-sinh-doi-da-ra-di