Bức hình khi còn nhỏ của sao Hàn Quốc Shim Changmin (ban nhạc DBSK) trên bàn thờ ở VN – một cảnh quay của phim truyền hình VN Thề không gục ngã…làm các fan của Changmin nổi giận!
Ngày 08/09/2015 Tuổi trẻ đưa tin “Khi diễn viên lên… bàn thờ”. Nội dung chính như sau:
Đoàn làm phim Quyên trong một cảnh đưa diễn viên… lên bàn thờ – Ảnh: ĐPCC
Chuyện diễn viên lên phim chết, rồi ảnh lên bàn thờ hoặc ra… nghĩa trang không có gì xa lạ. Có chăng với người phương Đông vốn duy tâm thì chuyện người còn sống mà bị thờ cúng dẫu chỉ trên phim cũng có gì đó hơi… không ổn.
Changmin ở Hàn Quốc có lẽ chưa kịp biết rằng bức hình hồi nhỏ của mình đã bị… đem thờ ở một phim Việt như Thề không gục ngã, nhưng những người hâm mộ Changmin thì nổi giận, kể ra cũng có ít căn cứ.
Cũng may là sau khi sự vụ bị “phát giác” thì êkip đã gửi lời xin lỗi đến người hâm mộ, đồng thời tuyên bố sẽ chỉnh sửa các tập sau để không có hình ảnh Changmin trên bàn thờ nữa…
Nghe chuyện, đạo diễn Phan Đăng Di, khi được hỏi, đã nói: “Rõ ràng fan của Changmin nổi giận là đúng vì việc đưa bức hình một cậu bé Hàn lên phim là thiếu tôn trọng và vi phạm quyền nhân thân của người ta, đồng thời đó là một hành động vi phạm bản quyền mà đương sự có thể kiện mình được”.
Đạo diễn của Bi, đừng sợ!, Cha và con và… cũng kể kinh nghiệm cá nhân của anh khi làm việc với NSND Trần Tiến (vai ông nội của bé Bi trong Bi, đừng sợ!): “Đương nhiên tôi phải thương lượng với chú về việc chú sẽ… chết, sẽ có đám ma cùng đám giỗ của chú và ảnh chú sẽ lên bàn thờ”.
Chú Trần Tiến chỉ cười: “Làm gì cũng được, tao chết bao nhiêu lần trên phim rồi, không quan trọng!”.
Chung suy nghĩ như Phan Đăng Di, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh nói: “Phim của tôi (Em là bà nội của anh – PV) có hình cô diễn viên Minh Đức chết, cô cũng vui vẻ vì đó là một phần nội dung phim. Có lẽ đã là diễn viên chuyên nghiệp thì không ai quan trọng hóa những chuyện này đâu.
Tôi còn nhớ phim Quyên (đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, Phan Gia Nhật Linh làm phó đạo diễn), khi cần chi tiết ảnh Trần Bảo Sơn trên bàn thờ sau khi chết, anh Sơn chỉ nói: “Chọn hình nào đẹp trai sáng sủa nha, chứ không có lo ngại kiêng kỵ gì!”.
Gần đây nhất, Người trở về của đạo diễn Đặng Thái Huyền (Điện ảnh Quân đội nhân dân) cũng có cảnh bàn thờ với ảnh diễn viên Lã Thanh Huyền cười rất… tươi! Còn nhớ khi xem đến cảnh này, sau lưng người viết bài này có mấy bác khán giả lớn tuổi, thấy hình Lã Thanh Huyền trên bàn thờ, các bác cười rộ lên và nói: “Khổ, ăn bao nhiêu nải chuối rồi!”.
Đặng Thái Huyền thoải mái khi kể lại: “Tôi chẳng gặp khó khăn gì với việc đưa Lã Thanh Huyền lên… bàn thờ! Đọc kịch bản xong, Lã Thanh Huyền chỉ bảo chị chọn hình nào em xinh vào nhé. Thậm chí, tôi chưa hài lòng với bức hình ban đầu Lã Thanh Huyền mặc áo trắng, bảo đi chụp lại Huyền cũng vui vẻ làm ngay. Rồi tôi và quay phim ngồi chọn hình, vui như chọn… ảnh cưới ấy”.
Có vẻ như các đạo diễn thì vô tư với chuyện này, nhưng còn diễn viên thì sao? Người viết đem băn khoăn ấy hỏi Lương Mạnh Hải. Anh chàng diễn viên điển trai của các phim lãng mạn nói: “Đã làm phim thì chẳng nên suy nghĩ kiêng kỵ gì hết.
Cũng chẳng có nguyên tắc gì cho việc này. Tôi dị ứng với mấy diễn viên lên báo khoe cảnh hôn này nọ là hôn giả vì sợ bạn trai ghen, rồi quan sát trong phim thì thấy hôn giả thật, quay né góc. Với tôi như vậy là thiếu sự chuyên nghiệp! Đóng phim mà kiêng đóng cảnh hôn, kiêng khỏa thân, kiêng đặt ảnh lên bàn thờ, kiêng làm mặt xấu thế thì ngược đãi đoàn phim à?”.
Đúng là sự chuyên nghiệp (bao gồm cả biết tôn trọng quyền nhân thân, bản quyền) là đương nhiên trong một công việc đòi hỏi nhiều yếu tố như làm phim. Nhưng, nếu ảnh trên bàn thờ là trẻ con thì sao? Lý do gì mà đoàn phim Thề không gục ngã lại chọn hình một bé trai người Hàn thay vì hình một diễn viên nhí người Việt?
Với đạo diễn Đặng Thái Huyền, cô nói: “Tôi chưa từng dùng hình trẻ con trên bàn thờ trong các phim của mình. Thì cứ tưởng tượng, đó là con mình, mình có đồng ý điều đó không? Chắc là khó! Thôi thì nếu phải dùng hình trẻ con trên bàn thờ trong phim, tôi sẽ chọn cách thương lượng với phụ huynh của diễn viên nhí, không được thì cắt ghép photoshop ảnh để chẳng giống con ai hết…!”.
Đấy, nguồn cơn là vậy. Dẫu sao cũng vẫn là sự e ngại, cái kiêng kỵ, nhất là với hình ảnh của trẻ con, vẫn có nỗi sợ hãi mơ hồ, khó bước qua! Ngoài ra bỏ một bao lì xì đỏ lên bàn thờ cũng là cách để tránh xui xẻo theo quan niềm truyền thống. Thế nên lên bàn thờ vẫn không phải là việc dễ dàng, ít ra là cho đa số!
Sau khi gặp sự cố sức khỏe, NSND Công Lý thỉnh thoảng xuất hiện trong một số phim truyền hình như: Gia đình mình vui bất thình lình; Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ… Đó chỉ là những vai phụ, ít lời thoại nhưng người hâm mộ vẫn rất chào đón sự trở lại của nam diễn viên tài năng của Nhà hát kịch Hà Nội.
Ngày 29/06/2021, báo Trí thức trẻ đưa tin “Thủ thuật để diễn viên Hoa ngữ chịu… lên bàn thờ ngồi trong phim: Ekip lấy lòng bằng một phần thưởng “tươi rói”” với nôi dung như sau:
Đóng phim là cả một quá trình hi sinh, trong đó người diễn viên đôi khi phải dấn thân vào những hoạt động khá khó xử. Có một số nhân vật gặp chuyện rồi qua đời, và đương nhiên phải có những thứ như ảnh thời hay bàn thờ. Vì thế, một số diễn viên buộc phải đặt ảnh mình lên vị trí linh thiêng này, dù chỉ là phim nhưng không phải ai cũng thoải mái. Đây là một hành động có tính tâm linh, kiêng kị chứ không phải muốn làm thì làm. Vì thế nhiều khán giả khi xem phim không khỏi thắc mắc rằng điều gì khiến diễn viên chịu đặt ảnh của chính mình lên bàn thờ như thế?
Khi nhân vật có ảnh trên bàn thờ, ekip phải làm gì?
Sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra trong phim. Thứ nhất, nhân vật chính thiệt mạng. Lúc này, đạo diễn và ekip sẽ hỏi ý kiến của diễn viên trước, để xem họ có đồng ý để ảnh thờ của mình lên màn ảnh hay không. Nếu họ đồng ý thì không sao, nhưng nếu không thì ekip sẽ không ép họ, thậm chí có khi còn bỏ luôn chi tiết chết chóc. Còn với nhân vật phụ hay quần chúng, trước khi để ảnh thờ của họ lên phim, ekip sẽ gửi cho diễn viên một bao lì xì đỏ. Đây được xem là hành động dùng “hỉ” (điềm lành, may mắn) để bù lại cho diễn viên, giúp họ thoải mái hơn.
Bao lì xì được gửi cho diễn viên để họ an tâm hơn
Một cách tiếp theo thường chỉ dành cho đoàn phim dư dả tiền bạc lẫn thời gian. Thay vì dùng ảnh thật của diễn viên, tổ thiết kế sẽ tự chế ảnh sao cho nhan sắc nhân vật trong ảnh gần giống diễn viên nhất có thể. Nói nôm na là diện mạo của nhân vật sẽ được dựng bằng Photoshop, nhưng nhìn vẫn có thể nhận ra đó là diễn viên ấy chứ không phải ai khác.
Trong Tiểu Thời Đại, ảnh thờ của nhân vật do Trần Học Đông thủ vai là sản phẩm chỉnh sửa 100%
Bên cạnh đó, một số đoàn phim còn dùng những cách thức khác như dán một tờ giấy đỏ đằng sau di ảnh để phân biệt đó là đạo cụ, hàng giả. Hoặc có đoàn phim còn cho diễn viên tham gia tư vấn tâm lý trước khi đóng nhân vật có cảnh qua đời, phải lên bàn thờ. Một số phim còn cố tình quay thật xa những ảnh thờ để không ai nhận ra hình ảnh đó là ai.
Nhìn chung, vấn đề để ảnh thờ của nhân vật bằng ảnh thật của diễn viên vẫn là điều gây tranh cãi đối với khán giả. Một số cho rằng đây dù sao chỉ là phim ảnh, không phải đời thật nên không cần lo. Một số khác thì vẫn có sự kiêng kị, nghĩ rằng diễn viên không thoải mái thì không thể trách họ. Dù sao đã có nhiều phim buộc phải có ảnh thờ của nhân vật, chứng tỏ đoàn phim và diễn viên đã có thỏa thuận hoặc phương pháp để tránh sự nhạy cảm. Ngay cả lễ khai máy cũng luôn luôn được tổ chức lúc trời nắng, còn sáng nghĩa là đoàn phim rất tôn trọng chuyện tâm linh, phong thủy,… “Có thờ, có thiêng, có kiêng có lành” mà!
Tiêu Chiến và Vương Nhất Bác nghiêm túc đốt hương trong lễ khai máy Trần Tình Lệnh
Sau đó, ngày 17/04/2024 Thương hiệu pháp luật đưa tin “Vai diễn của NSND Công Lý trong ‘Trạm cứu hộ trái tim’ có kết thúc bi thảm, ai nhìn cũng xót thương’. Nội dung chính như sau:
Gần nhất, nam nghệ sĩ xuất hiện trong Trạm cứu hộ trái tim trong vai người ông khiếm thị của bé Chi. Nhân vật do NSND Công Lý đóng là một thương binh già với đôi mắt bị mờ, gần như không nhìn thấy nên ông phải dùng đến cây gậy để đi lại. Vì nhân vật để râu và tóc bạc, lại đeo kính đen nên ban đầu nhiều khán giả không nhận ra người đóng vai này là NSND Công Lý. Tuy nhiên, khi nhân vật của anh cất tiếng, khán giả nhận ra ngay đó là nghệ sĩ Công Lý.
Trong tập 17 mới lên sóng, nhiều người xúc động khi phải chia tay nhân vật ông lão khiếm thị, ông nội bé Chi. Ông nội bé Chi bị những kẻ trộm chó mèo lừa dắt ra đường để bọn chúng tiện trộm những chú mèo hai ông cháu đang nuôi. Do không nhìn thấy đường, lại đang trong tâm lý hoảng loạn nên ông gặp tai nạn và qua đời, để lại cô cháu gái bơ vơ không nơi nương tựa.
Nhìn di ảnh của ông nội bé Chi, ai cũng thấy thương cảm.
Trong phim, nam nghệ sĩ này chỉ xuất hiện trong vài phân đoạn với rất ít lời thoại nhưng để lại ấn tượng mạnh cho khán giả.
Nguồn : http://ttvn.toquoc.vn/thu-thuat-de-dien-vien-hoa-ngu-chiu-len-ban-tho-ngoi-trong-phim-ekip-lay-long-bang-mot-phan-thuong-tuoi-roi-22021286224837502.htm
https://tuoitre.vn/khi-dien-vien-len-ban-tho-965178.htm
https://ngoisao.vn/dien-anh/truyen-hinh/vai-dien-cua-nsnd-cong-ly-trong-tram-cuu-ho-trai-tim-co-ket-thuc-bi-tham-ai-nhin-cung-xot-thuong-425197.htm