Đừng buồn vì người khác đối xử tệ với mình, hãy cám ơn vì họ đang gánh nghiệp giúp bạn

Những người đã từng bị người khác đối xử tệ bạc thường dễ nảy sinh cảm xúc tiêu cực, căm ghét kẻ đã làm tổn thương mình. Tuy nhiên có những lý lẽ của nhân quả mà con người nên biết để chuyển từ sinh hận sang cảm ơn. Vì sao lại như vậy?

Câu chuyện nghiệp báo trong đời

Thời vua Càn Long ở Trung Hoa có một thanh niên họ Đỗ. Anh là con một của một gia đình nông dân, gia sản chẳng có gì, cha mẹ cũng đã già yếu. Từ nhỏ, họ Đỗ kia luôn bị bạn bè bắt nạt, nhất là thanh niên họ Cổ trong xóm bởi gã vốn to con hơn, gia đình lại khá giả. Lớn lên, họ Đỗ đi đâu cũng bị họ Cổ trêu trọc, tranh giành, thậm chí còn bị đánh đập rất tàn nhẫn.

Trong làng có cô tiểu thư nhà họ Ngô nổi tiếng xinh đẹp, tính tình hiền dịu, nết na. Tiểu thư họ Ngô từng học cùng trường với cả họ Đỗ và họ Cổ. Thấy họ Đỗ hiền lành, dáng dấp thư sinh, đem lòng yêu mến ngay từ ngày đầu gặp gỡ. Đôi bên đã qua lại vài lần, tình trong như đã mặt ngoài còn e. Họ Cổ kia thấy tình ý của tiểu thư họ Ngô dành cho họ Đỗ, bèn sinh lòng đố kị, lập tức tìm cách chiếm lấy người đẹp, nhờ cha mẹ chuẩn bị sính lễ đến để cưới hỏi.

11988F2A-90A4-46AC-82AA-138C55BFD6D9

Gia đình tiểu thư họ Ngô thấy nhà họ Cổ bề thế, nghĩ con gái mình nếu gả về đấy sẽ được sung sướng cả đời nên lập tức chấp thuận. Họ Đỗ nghe được tin vô cùng buồn lòng, tiểu thư họ Ngô không muốn lấy họ Cổ nhưng phận làm con không thể cãi lời, đành nuốt nước mắt để lên xe hoa.

Họ Đỗ nghĩ mình thân phận thấp hèn, làm gì cũng bị chèn ép nên không dám trách ai. Sau đó cũng tìm được một cô thôn nữ hiền lành trong làng để kết duyên. Họ Đỗ và họ Cổ đều sinh được quý tử để nối dõi tông đường. Cả hai sau khi thành gia lập thất đều mở quán ăn để kiếm tiền.

Dù quán nhà họ Đỗ nấu ăn rất ngon, giá cả phải chăng nhưng luôn bị họ Cổ phá phách, nhằm kéo hết khách về quán mình. Họ Đỗ cũng ngậm ngùi không dám lên tiếng.

Hai quý tử đến tuổi đi học thì lịch sử cũng lặp lại như vậy. Con trai họ Đỗ bị con trai họ Cổ bắt nạt, lấy đồ, đánh đập, chặn đường không cho về,… thấy tủi nhục, cậu bé bèn về nhà mách cha. Nhưng họ Đỗ lần nào cũng gạt đi và bảo “Cha ngày xưa cũng bị như vậy, con đừng để bụng chuyện đó”.

Mỗi khi gặp mặt 2 gia đình, họ Cổ luôn buông lời chế diễu hạ nhục nhưng họ Cổ vẫn cam chịu. Nhiều người thấy bất bình cho họ Đỗ nhưng bản thân anh vẫn không hề phàn nàn, oán thán nửa câu.

Hai quý tử có học hành giỏi giang hơn phụ thân nên quyết tâm lên kinh ứng thí. Lúc đi, họ Cổ cử giai nhân chở con bằng kiệu, còn họ Đỗ chỉ cho con tay nải thức ăn và dặn dò lên đường bảo trọng. Ngày chia ly vợ chồng họ Đỗ tiễn con trong nước mắt, mong con sớm trở về bình an, đỗ đạt hay không không quan trọng.

Đường lên kinh không hề đơn giản, phải mất mấy ngày mới tới nơi. Hôm đó công tử họ Cổ, 4 giai nhân khiêng kiệu, con trai họ Đỗ và nhiều bạn học đồng niên khác cùng gặp nhau. Sắp tới kinh thành có đoạn đường bị sạt lở, người dân địa phương nói không nên đi qua vào lúc này mà hãy chờ tới hôm khác để đi. Tuy nhiên thời gian thi đã cận kề, không thể chờ đợi, cả đoàn đã bạo gan đi tiếp, trong lòng cầu xin thần Phật thương xót phù hộ được bình an.

Chẳng may đến giữa chừng thì núi bắt đầu sạt lở, đất đá lăn xuống ầm ầm, kiệu con trai nhà họ Cổ bị tảng đá rơi trúng, văng xuống vực, họ Đỗ đi gần đó cũng bị rơi theo, nhưng may mắn lại bám được vào chiếc kiệu nên khi rơi xuống không hề bị thương. Nhưng họ Cổ lại không được may mắn như thế, hắn bị đá đè lên và chết ngay lập tức.

Giai nhân thấy bật liền vội chạy về nhà báo tin dữ. Họ Đỗ sau khi thoát chết đã vội quỳ lạy tổ tiên, thần phật, vừa hay đến ứng thi đúng giờ, làm bài được điểm cao, đỗ bảng vàng làm quan to.

Họ Cổ than khóc cho con trai mình bạc mệnh, đồng thời oán trách tại sao con trai họ Đỗ không những thoát chết mà còn được vinh danh bảng vàng. Họ Cổ không can tâm cứ ôm mộ con khóc đến ngất đi, rồi thấy mình dưới địa phủ. Tại đây hắn gặp được con trai mình vội chạy đến hỏi han khóc lóc.

Con trai hắn trả lời rằng: “Con mất mạng là để trả nợ nghiệp thay cho nhà họ Đỗ. Nhẽ ra con sống tới sống nhưng vì bao nghiệp nặng nhà họ Đỗ tích từ tiền kiếp nên con phải gánh, do cha và con đều đối xử tệ với họ, vô tình đã gánh hết nghiệp cho họ rồi. Cha hãy về về cố sống khác đi. nếu không sớm muộn cũng phải chịu tội khổ sở hơn con đó.”

Nghe lời con trai nói vậy, họ Cổ giật mình tỉnh giấc mộng, trong lòng tràn đầy sự hối hận cùng nỗi khiếp sợ. Từ đó trở đi hắn không dám hống hách và cư xử tệ với bất kỳ ai.

Kết

Có một câu nói của Thích Ca Mâu Ni: “Dù bạn gặp được ai, họ cũng đều là người nên xuất hiện trong cuộc đời của bạn, tuyệt đối không phải ngẫu nhiên, họ nhất định sẽ dạy cho bạn một điều gì đó.”

17E01CDA-9B4B-49AC-A101-0A2BFA7C65D4

Cuộc đời của chúng ta sẽ gặp đủ loại người. Một số người đối xử chân thành với bạn, một số người giả vờ, một số người đối xử tử tế với bạn, một số người khắc nghiệt với bạn. Hãy trân trọng những người tốt với bạn; đừng quan tâm đến những người không tốt với bạn, cuối cùng họ sẽ ra đi và trở thành người qua đường trong cuộc đời bạn. Cũng đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai bạn gặp trong đời. Hãy học cách biết ơn và học cách nhìn vấn đề từ góc độ rộng hơn.

Đừng đổ lỗi cho người “sống lỗi” với bạn vì họ đã mang lại cho bạn bài học đáng nhớ. Chỉ cần bạn không quan tâm đến những người không đáng, không ai có thể làm tổn thương bạn. Đừng để bản thân mất đi niềm vui, hãy tốt bụng và biết ơn vì một số người trong cuộc sống của bạn. Suy nghĩ thấu đáo, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ là sự an bài hoàn hảo của tạo hóa.

Tôi cầu chúc cho bạn một đời bình yên có được những người bạn đúng nghĩa, những người yêu thương và trân trọng bạn.