Vợ mất 23 ngày, cụ ông 74t vội đi hẹn hò tìm người mới, bị các con phản đối dữ dội: Biết nguyên do lại càng thương

Khẳng định tình cảm dành cho người vợ vừa mất 23 ngày, cụ ông lại vội vàng tìm bạn đời mới khiến nhiều cư dân mạng tranh cãi trái chiều. 

Thông thường, khi người bạn đời qua đời, người ở lại sẽ rất đau lòng và cảm thấy mất mát, tổn thương trong một khoảng thời gian. Khó có thể nói chính xác rằng nỗi đau sẽ tồn tại trong bao lâu: vài tháng, vài năm hay cả đời. Tuy nhiên, việc vợ vừa mất 23 ngày, cụ ông vội vàng tìm người phụ nữ khác như trường hợp mà mình mới đọc là khá hy hữu nhỉ?

hình ảnh

(Ảnh: doisonggiadinh.baophunuthudo)

Cụ thể, cụ ông 74 tuổi vừa mất vợ chưa tròn tháng đã có mong muốn tìm người phụ nữ khác. 2 người con trai của ông đã yên bề gia thất, đi làm xa nhà. Họ đã mua cho bố căn nhà rộng hơn 120m2 để an dưỡng tuổi già. Ông cụ này có lương hưu khoảng 10 triệu/tháng nên cuộc sống khá thoải mái.

Vợ chồng ông đã chung sống bên nhau 53 năm trước khi âm dương cách biệt. Trong thời gian vợ bị bệnh nặng, ông đã một tay chăm sóc bà và không một lời kêu ca. Thậm chí, ông đã ít khi ra ngoài, gần như thế giới chỉ xoay quanh người vợ bị bệnh nặng.

Khi vợ mất, ông rất buồn và chẳng thiết tha ăn uống, mất hứng thú với mọi thứ. Để vực dậy tinh thần, cụ ông 74 tuổi đã nảy ra ý định tìm người phụ nữ khác để bầu bạn. Khi biết điều này, các con của ông không phản đối nhưng lại khuyên bố: “Chúng con không phản đối việc bố muốn tìm vợ, nhưng phải đợi qua giỗ đầu của mẹ mới được”.

Khác với suy nghĩ của các con, cụ ông 74 tuổi lại cho rằng đây là chuyện cá nhân và các con không có quyền can thiệp. Vì chuyện này, 3 bố con đã cãi nhau và cuối cùng, cụ ông đã thỏa thuận sẽ tìm người phù hợp để yêu rồi đợi một năm sau sẽ cưới.

hình ảnh

(Ảnh: doisonggiadinh.baophunuthudo)

Được mai mối với cụ ông này là người phụ nữ 71 tuổi, góa chồng cách đây 23 năm. Bà chia sẻ lý do tìm bạn đời ở độ tuổi này: “Khi con người già đi sẽ luôn muốn có ai đó ở bên cạnh, muốn có một người bạn đồng hành có thể xoa dịu nỗi cô đơn và chăm sóc lẫn nhau”.

Khi biết đối phương có vợ mới qua đời 23 ngày, cụ bà cho rằng: “23 ba năm cô đơn và 23 ngày cô đơn đều giống nhau. Tôi có thể hiểu được tâm trạng của ông ấy”.

Nhờ sự đồng cảm này, hai người càng có mối liên kết chặt chẽ, thấu hiểu cho nhau. Trước lời chia sẻ của đối phương, cụ ông rất xúc động và cho rằng bà là “món quà tốt nhất” mà cuộc đời mang đến sau khi vợ ông qua đời.

hình ảnh

(Ảnh: doisonggiadinh.baophunuthudo)

Khi trò chuyện, cặp đôi càng tỏ ra ăn ý vì có học thức, lý tưởng, mục tiêu trong cuộc sống. Trong buổi hẹn, cụ ông nhắc đến người vợ vừa qua đời của mình: “Vợ tôi đã qua đời cách đây 23 ngày, khoảng thời gian này tôi rất nhớ cô ấy. Mục đích tôi muốn tìm người hẹn hò, tìm vợ mới là để quên cô ấy càng sớm càng tốt”

Không trách móc đối phương còn nặng tình, cụ bà 71 tuổi an ủi: “Tôi rất hiểu hoàn cảnh của ông. Tôi biết cảm giác mất đi người mình yêu thương là như thế nào, 23 năm tôi còn chưa quên được, huống chi là ông”.

Khi nghe cụ ông tâm sự là phải đợi 1 năm sau mới có thể cưới, cụ bà vẫn vui vẻ chấp nhận và cho biết ở tuổi này, bà không cần sính lễ hay của hồi môn vì bản thân không thiếu thứ gì, chỉ mong hai người có thể nương tựa, yêu thương nhau đi hết quãng đời còn lại.

hình ảnh

(Ảnh: doisonggiadinh.baophunuthudo)

Điều khiến mình xúc động ở câu chuyện này là cách hai người an ủi, thấu hiểu cho nhau vì có chung hoàn cảnh. Chẳng phải họ vô tình, bạc bẽo với người bạn đời đã mất, mà một phần vì tâm lý cô đơn, chạnh lòng ở tuổi già buộc họ phải tìm người bầu bạn. Con cái của họ đã lớn, có gia đình riêng và ít ở cạnh nên cảm giác trống vắng, trơ trọi càng nhân lên gấp bội khi bạn đời qua đời.

Người chưa hiểu rõ câu chuyện sẽ phán xét cụ ông quá lạnh lùng, vội tìm người bầu bạn trong khi vợ vừa mất 23 ngày. Có lẽ họ đã quên rằng ông đã chăm sóc, yêu thương khi vợ bệnh nặng suốt 5 năm mà không lời kêu ca, than vãn.