Năm học 2024-2025: 7 khoản tiền nhà trường tuyệt đối không được thu của cha mẹ học sinh

Nhà trường, cô giáo và đặc biệt là ban đại diện cha mẹ học sinh không phải cứ muốn ‘thu’ tiền gì là thu đâu nha mọi người. Quy định mới năm nay đã rất rõ ràng, đặc biệt nhấn mạnh có 7 khoản tiền cấm ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu của phụ huynh.

Thông tin này đã được đăng tải trên báo chính thống, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé.

Cụ thể, nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi, Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, đối với kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, các nhà trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh.

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT.

Đặc biệt, ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, không được thu 7 khoản sau:

– Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường

– Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh

– Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường

– Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường

– Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng học tập cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường

– Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;

– Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Lưu ý: Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường; không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. Mức thu đảm bảo tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo

(Ban đại diện cha mẹ phụ huynh là một tổ chức được thành lập tại các trường học để tạo cầu nối giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục và chăm sóc học sinh. Ban đại diện cha mẹ phụ huynh có nhiệm vụ hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và môi trường học tập của học sinh).

hình ảnh

Ban đại diện cha mẹ học sinh là cầu nối giữa giáo viên và cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái, ảnh minh họa, nguồn: dSD

Sở GD&ĐT Tp.HCM đã ban hành hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu từ năm học 2024-2025 đối với các trường công lập.

Theo đó, mức học phí chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở Tp.Thủ Đức và các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân; Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định trên làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đảm bảo trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Trẻ em mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024 – 2025 (được hưởng từ ngày 1/9/2024).

Ngoài học phí, HĐND TpHCM đã thông qua Nghị quyết 13 quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập.

Thành phố cũng lưu ý, các mức thu quy định tại Nghị quyết số 13 là mức thu tối đa. Căn cứ tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh, cơ sở giáo dục tổ chức thống nhất với cha mẹ học sinh mức thu cụ thể nhưng không vượt quá mức thu quy định tại Nghị quyết này và không được cao hơn 15% so với mức thu đã thực hiện trong năm học 2023 – 2024.

Sở GD&ĐT Tp.HCM lưu ý, các nội dung và mức thu đảm bảo có tính kế thừa đã tổ chức hướng dẫn thực hiện theo quy định từ năm học 2023 – 2024.

Từ đầu năm học, các cơ sở giáo dục công lập căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và nhu cầu của học sinh để chủ động xây dựng dự toán thu – chi cho từng nội dung thu làm căn cứ tính toán mức thu cụ thể, đảm bảo nguyên tắc thu đủ chi đủ và sử dụng các khoản thu đúng mục đích.

Thực hiện công khai kế hoạch thu – chi của từng khoản thu đến phụ huynh học sinh trước khi thực hiện. Mức thu đảm bảo tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Đề nghị các cơ sở giáo dục công lập không được thay đổi tên và phát sinh bất kỳ nội dung thu nào ngoài các danh mục được quy định.

Khi thu cần giãn thời gian thực hiện các khoản thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản trong cùng một thời điểm; có chế độ miễn, giảm phù hợp đối với trẻ em, học sinh thuộc diện chính sách hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

Nguồn : https://www.webtretho.com/p/nam-hoc-20242025-nhung-khoan-tien-cam-khong-duoc-thu-cua-cha-me-hoc-sinh